Danh mục
Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Tiết 2: Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Thích 0 bình luận
Tác giả: Hà Thị Anh Thơ
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 12/10/19 20:31
Lượt xem: 3
Dung lượng: 0.0kB
Nguồn:
Mô tả: Ngày soạn: 1.10.2019 Ngày giảng: ………………. TIẾT 37: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA ( Tiếp) I. Mục tiêu cần đạt: II.Chuẩn bị: Như tiết 36 III. Phương pháp dạy học: IV. Tiến trình dạy học - giáo dục 1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) * Câu hỏi: Tóm tắt nội dung văn bản * Gợi ý: Tóm tắt được những ý sau: + Lục Vân Tiên trên đường đi thi, gặp bọn cướp đường. Vân Tiên đánh tan bọn cướp Phong Lai cứu KNN. + Nguyệt Nga muốn trả ơn, Vân Tiên từ chối . 3. Bài mới:( Tiếp) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 3 ( Tiếp) - Thời gian: 30 phút - Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp - Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, phân tích, bình giảng - Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi * GV gọi HS đọc lại văn bản H: Nhân vật Lục Vân Tiên được kể, tả qua những sự việc nào? HS: Hành động đánh cướp và cuộc trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga. H: Sự việc đánh cướp được kể qua các chi tiết hành động, lời nói điển hình nào của Lục Vân Tiên? - Hành động: + Bẻ cây làm gậy. + Xông vô. + Tả đột hữu xông. - Lời nói: +Bớ đảng hung đồ. + Chớ quen thói… H: Hãy giải thích những hành động và lời nói đó? HS: Vũ khí là cây bên đường, xông thẳng tới dứt khoát, tung hoành, dũng mãnh khi xung trận. Tuyên chiến với bọn cướp hung ác không để chúng hại dân lành. H: Theo em chi tiết nào diễn tả rõ nhất khí phách của Lục Vân Tiên? Vì sao em cảm nhận như thế? HS: Vân Tiên tả xung hữu đột, xông thẳng vào giữa bọn cướp. Tên tướng cướp “Mặt đỏ phừng phừng” dữ tợn như ác thú, quân cướp đông như ong, như kiến, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng “Người đều sợ nó có tài khôn đương” Vậy mà Vân Tiên chỉ có một mình với lời hứa chân thành “Cứu người ra khỏi lao đao buổi này” Thế nhưng chàng vẫn không nao núng “Bẻ cây làm gậy…. xông vô”. H: Em có nhận xét gì về cách kể, miêu tả trận đánh của của tác giả? H: Em hiểu vì sao tác giả ví hành động của Vân Tiên với Triệu Tử ngày trước? HS: Triệu Tử là tướng trẻ của Lưu Bị thời tam quốc đã dũng cảm một mình phá vòng vây quân Tào để bảo vệ ấu chúa A Đẩu, con Lưu Bị. - Vân Tiên cũng một mình dũng cảm phá tan bọn cướp hung ác để bảo vệ người lương thiện. -> Hai nhân vật đều khí phách anh hùng vì thế tác giả ví hành động của Vân Tiên với Triệu Tử ngày trước. H: Theo em đặc điểm nào trong tính cách Vân Tiên được bộc lộ qua những lời nói và hành động của chàng? H: Nếu bình luận về con người Lục Vân Tiên qua sự việc đánh cướp cướp thì lời bình luận của em là gì? GV(B): Nhà thơ không tả tỉ mỉ trận giao chiến mà chỉ kể ngắn gọn bằng mấy dòng thơ song hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp. Là một thư sinh nhưng có khí phách của một anh hùng: Coi trọng lẽ phải, căm ghét áp bức, dũng cảm, không sợ gian nguy. Hình ảnh ấy sánh ngang với Triệu Tử thời Tam quốc. Ngày xưa Triệu Tử chiến đấu vì ngôi vua nhà Hán, vì bảo vệ ấu chúa A Đẩu, dù sao vẫn là nghĩa vụ của một bầy tôi trung thành. Còn Lục Vân Tiên chiến đấu vì cứu dân, trừ bạo, hành động đó thật giản dị, vô tư, trong sáng, cao đep. Hành động của vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “Vị nghĩa vong thân”, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu chiến thắng thế lực tàn bạo. H: Trong cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN, những lời nói nào có tác dụng khắc hoạ rõ nét nhân vật Vân Tiên? HS: +Khoan khoan ngồi đó chớ ra. + Nàng là phận gái ta là phận trai + Làm ơn há dễ trông người trả ơn + Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy … phi anh hùng. H: Nhận xét ngôn ngữ thể hiện? Em hiểu gì về những lời nói trên của chàng? HS: - Khoan khoan…Phận trai -> Coi trọng danh dự,bổn phận “ Nam nữ thụ thụ bất thân”-> Thể hiện là người đứng đắn có học, tư tưởng phong kiến. - Làm ơn… -> vô tư, trong sáng trong việc cứu người. - Nhớ câu… -> Coi trọng khí phách anh hùng, thấy việc nghĩa không làm là kẻ tiểu nhân, hèn nhát. H: Từ những câu nói của Vân Tiên em có cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tính cách nhân vật này? GV(B): Thái độ cư sử với KNN sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách một con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên: Con người trọng nghĩa ấy không coi đó là một công trạng: An ủi, ân cần hỏi han, không nhận lạy tạ ơn, từ chối lời mời về thăm nhà của KNN và ở đoạn sau từ chối nhận chiếc trâm vàng, chỉ cùng nhau xướng hoạ một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vấn vương. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán. * Tích hợp giáo dục đạo đức HS Dũng cảm đẩu tranh với những bất công của xã hội-> trân trọng vẻ đẹp vị nghĩa của người anh hùng trong xã hội phong kiến. => các giá trị TÌNH YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, GIẢN DỊ, TÔN TRỌNG ?: Tình cảm của em dành cho nhân vật này là gì? ->HS: Ngưỡng mộ, quý trọng, tin tưởng… H: Vậy qua hành động đánh cướp và thái độ cư xử với KNN em đánh giá như thế nào về nhân vậtg LVT? GV(KL): Hành động đánh cướp anh hùng, vị nghĩa của Vân Tiên cùng với cách nói của chàng trai Nam Bộ- nôm na, giản dị nhưng nó cất lên từ một tấm lòng ngay thẳng, hào hiệp “Nhớ câu…phi anh hùng”. Đó là lẽ sống của bao hiền nhân, quân tử ngày xưa và bao con người chân chính ngày nay. Lời chàng, nhân cách của chàng gợi nhớ nhân cách Từ Hải trong “truyện Kiều”. “Anh hùng tiếng đã gọi rằng- Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”. Thế đấy, LVT thật dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, một hình ảnh đẹp, lí tưởng để tác giả gửi gắm khát vọng của mình. GV: Với một tư cách là người chịu ơn, KNN đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp nào… H: Theo dõi nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong cuộc đối thoại và cho biết chi tiết chủ yếu nào được dùng để khắc hoạ nhân vật này? HS: Thưa rằng…. - Quê nhà… cha làm tri phủ - Đâu dám cãi cha…ngàn dăm.. - Lâm nguy…tiết trăm năm…bỏ đi - Quân tử…tiện thiếp…lạy…thưa - Đền ân cho chàng H: Những lời nói nào của KNN có giá trị khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật này? Nhận xét về những lời nói của nàng? HS: Lời lẽ của một cô gái khuê các, có học thức, thuỳ mị, nết na: Cách xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp” khiêm nhường, nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước “làm con đâu…cãi cha” -> cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của LVT, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình. -> Nguyệt Nga là người chịu ơn, lại là cái ơn trọng, không chỉ là ơn cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong sáng của nàng “Lâm nguy..một hồi”. -> Nàng áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn, dù hiểu rằng đền đáp mấy cũng chưa đủ: Lấy chi…người”. H: Từ đó KNN đã tự bộc lộ vẻ đẹp nào của nàng? H: Em dành cho nhân vật này tình cảm gì? - Yêu quí, mến mộ… GV(B-KL): Ngay phút đầu gặp gỡ với LVT, KNN đã tỏ rõ một tấm lòng trung hậu, nết na. Một cô gái đáng quý, đáng trọng, xứng đáng với một anh hùng. Nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khẳng khái, hào hiệp ấy và đã giám liều mình để gửi trọn ân tình, thuỷ chung với chàng. (Ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn). Nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho KNN chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng xem trọng ơn nghĩa “ơn ai một chút chẳng quên”. H: Đọc văn bản “LVT cứu KNN” em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người trẻ tuổi như Vân Tiên và Nguyệt Nga? H: Đoạn trích thể hiện khát vọng nào của tác giả? - Tác giả gửi gắm niềm tin, ước vọng của mình… H: Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản? Ngôn ngữ? Khắc hoạ tính cách nhân vật? HS: Đọc ghi nhớ/SGK. * Hoạt động 3: Luyện tập - Thời gian: (5’) - Mục tiêu: Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức về nội dung, nghệ thuật văn bản “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” để luyện tập thực hành - Hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp - Phương pháp: thuyết trình, - Kĩ thuật: Động não - Gv giới thiệu tranh minh họa: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga- Hs quan sát tranh: H: Bức tranh nói với em điều gì về nhân vật Vân Tiên? - Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga H: Phân biệt sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga). Đọc diễn cảm đoạn thơ đó? - Phong Lai: Tức tối, giận dữ… - Vân Tiên: Đanh thép -> ân cần, đúng mực. - Nguyệt Nga: Dịu dàng, văn vẻ, mực thước. HS: Đọc dĩên cảm văn bản. GV: Nhận xét giọng đọc. H: So sánh ngôn ngữ truyện Kiều và ngôn ngữ Truyện LVT? - Ngôn ngữ truyện Kiều:trau chuốt, nghĩa lý thâm trầm. - Ngôn ngữ truyện Lục Vân Tiên: ngôn ngữ nôm na, bình dị, trong sáng. 3. Phân tích: a. Nhân vật Lục Vân Tiên: * Hành động đánh cướp: - Cách kể + tả ngắn gọn, so sánh độc đáo -> tài năng võ nghệ, tinh thần dũng cảm hào hiệp vì việc nghĩa * Thái độ cư xử đối với Kiều Nguyệt Nga: -> Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị. -> Ngay thẳng, chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, từ tâm, nhân hậu. => Vân Tiên là hình ảnh cao đẹp, lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin, ước vọng của mình. b. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: - cách xưng hô khiêm, nhường, lời nói văn vẻ, dịu dàng mực thước. -> Vẻ đẹp tâm hồn : hiếu thảo, nết na, trọng ân nghĩa. 4. Tổng kết: a. Nội dung: - Vân Tiên: Tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài. - Nguyệt Nga: Hiền dịu, nết na, ân tình. -> Khát vọng hành đạo giúp đời. b. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu sắc thái Nam Bộ. - Khắc hoạ tính cách nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói. c. Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập: 4. Củng cố: (2’) Hệ thống nội dung 2 tiết học, nhấn nội dung cần nắm. - Giá trị nội dung của văn bản? - Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật? - Vận dụng trong tập làm văn, bài văn tự sự (miêu tả nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói…). 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (3’) * HDHS học ở nhà - Học thuộc lòng đoạn trích. - Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt nga thông qua lời nói, hành động của nhân vật. * HDHS chuẩn bị bài sau: - Chuẩn bị cho chương trình địa phương phần Văn: + Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm ở địa phương QN. + Sưu tầm những bài thơ hay về Đông Triều, về QN. + Tìm hiểu văn bản “ Cảnh phong lan bể” của Chế Lan Viên ( SGK địa phương) ? Hãy trình bày hiểu biết về Chế Lan Viên và Tác phẩm: Cành phong lan bể của ông ? Tìm hiểu cảm xúc của tác giả trên đường về thăm Vịnh Hạ Long ? Tìm hiêu cảm xúc của t/g trước cảnh sắc H/L ? Tìm và phân tích nghệ thuật đặc sắc qua bài thơ « Cành phong lan bể » ? Tìm hiểu cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của con người Hạ Long. V. RKN

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Thống kê