Danh mục
KHTN 6 (SINH)- BÀI 12: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG (Tiết 83,84,85,86,87,88)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Phạm Thị Hoàng Hải
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 09:36 13/09/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 242,6kB
Nguồn: Phạm Thị Hoàng Hải
Mô tả: 1. Năng lực a) Năng lực khoa học tự nhiên Sau khi học xong bài học này học sinh: - Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào. - Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào. - Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào); nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. - Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. - Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ thông qua quan sát hình ảnh. - Nhận biết, mô tả được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào... → n tế bào). Xác định được cơ sở của sự lớn lên của TB là hoạt động trao đổi chất. - Mô tả được quá trình sinh sản của TB và kết quả - Phân tích được mối quan hệ giữa quá trình lớn lên với quá trình phân chia TB và phát hiện được kết quả của sự lớn lên và sinh sản của TB - Thực hành quan sát tế bào bằng mắt thường, kính lúp và kính hiển vi quang học. * Nhận thức sinh học - Phát biểu được khái niệm tế bào, cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần. - Trình bày được các bước cơ bản trong sự sinh sản (phân chia) của tế bào. Kết quả của sự phân chia đó. - Xác định được nhờ đâu tế bào có thể lớn lên, tăng trưởng về kích thước, khối lượng. - Thực hiện được bài tính toán đơn giản về số lượng tế bào sau một số lần sinh sản (phân chia) liên tiếp. * Tìm hiểu thế giới sống - Đưa ra nhận định, phán đoán về vấn đề thực tiễn liên quan đến tế bào. * Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học Giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn liên quan tới tế bào: + Tại sao tế bào hồng cầu lại có hình đĩa lõm hai mặt và mềm dẻo có khả năng thay đổi hình dạng, trong khi tế bào thần kinh lại rất dài (dài nhất đến 100cm) b) Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tự tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, đoạn video để hình thành kiến thức về tế bào, phân biệt các loại tế bào, mô tả được sự lớn lên và phân chia tế bào,… hoàn thành các nhiệm vụ của giáo viên. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua thảo luận nhóm, hoàn thành được mô hình tế bào theo phân công và trình bày trước lớp; phân biệt được sự khác nhau giữa TB động vật và TB thực vật; phân biệt được sự khác nhau giữa TB nhân sơ và TB nhân thực; xác định được sự thay đổi (lớn lên) của tế bào; kết quả của việc phân chia (sinh sản) liên tục của tế bào. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Sử dụng được các vật liệu để tạo sản phẩm mô phỏng tế bào. + Giải quyết vấn đề trong thực tiễn liên quan đến sự lớn lên và phân chia tế bào. 2. Phẩm chất Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó đọc SGK và các tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để giải quyết các vấn đề trong các phiếu về chủ đề tế bào. - Có trách nhiệm, trung thực trong hoạt động nhóm, chủ động thực hiện các nhiệm vụ tìm hiểu về hình dạng kích thước, cấu tạo tế bào, sự lớn lên và phân chia của tế bào, thực hành quan sát tế bào. * Đối với HS khuyết tật: HS chú ý tham gia hoạt động học cùng các bạn, GV thường xuyên quan sát HS tham gia hoạt động; tổ chức các phương pháp dạy học theo nhóm, nhóm hai bạn cùng tiến, nhóm 4 bạn chia sẻ giúp đỡ HS KTTT quan sát hình ảnh nhận biết được hình dạng, cấu tạo của tế bào.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Thống kê